Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Hành trình về linh địa cổ Mẫu Sơn

                                        Linh địa cổ Mẫu Sơn
.
   Xin được mở đầu bằng việc trích một đoạn được viết trên trang http://baolangson.vn. "...Kết quả của cuộc khai quật đã không phụ công sức của những nhà khoa học giàu tâm huyết, bức tranh toàn cảnh về khu linh địa cổ đã được phục dựng khá hoàn chỉnh. Trong bức tranh ấy, khu linh địa cổ hiện lên như một điều kỳ diệu về sự hoàn hảo của thế đất hội tụ đầy đủ những yêu cầu khắt khe nhất theo phong thủy. Giữa thâm u núi rừng, bỗng đâu tạo hóa chừa ra một vùng đất trống cỏ xanh mơn man. Bên trái là con suối trong vắt chảy dưới rừng hoa đỗ quyên, bên phải là cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn những cây vối thuốc cổ thụ, sau lưng là ngọn núi Mẹ lừng lững quanh năm mây phủ, phía trước mặt là khoảng không mênh mang của trời xanh, núi cao, đồng rộng và con sông Kỳ Cùng uốn lượn. Khu linh địa cổ nằm trên độ cao 1190m so với mực nước biển, có phạm vi diện tích khoảng 42.000m2 (dài 300m, rộng 140m), trục trung tâm hướng Bắc - Nam. Qua khai quật trên diện tích 980m2, chia thành 5 hố, các nhà khoa học đã xác định được 2 loại hình kiến trúc chủ yếu đó là kiến trúc xây mộ bằng đá lớn và kiến trúc tòa nhà móng đá, chân tảng đá, tường gạch. Ngoài ra, khi khảo sát các vùng phụ cận, đoàn khai quật cũng xác định thêm được một số dạng di tích khác như nền cư trú của dân cư, đập chắn nước và vùng khai thác nguyên liệu xây dựng. Ấn tượng nhất trong tổng kiến trúc khu linh địa là 2 ngôi mộ đá có niên đại hàng ngàn năm được dựng dưới dạng hình hộp chữ nhật theo kiểu “trong quan, ngoài quách”, chủ nhân của những ngôi mộ này đến vẫn còn là một điều bí ẩn, tuy nhiên về mặt kỹ thuật chế tác từ những đường đục đẽo tinh sảo, mộng khít, vuông thành sắc cạnh, các nhà khoa học đã nhận định đây là di tích cự thạch loại hình Dolmen (hay trác thạch), loại hình mộ táng này nằm rải rác tại nhiều địa phương trong cả nước, trong khu vực Đông Nam Á và cả Châu Á. Hai ngôi mộ tại linh địa Mẫu Sơn có được xác định có niên đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XII và nhiều khả năng 2 ngôi mộ này được xây dựng để chôn cất những thủ lĩnh cao quý của tộc người Tày cổ ở Lạng Sơn. Những kiến trúc đền thờ ở khu linh địa giờ chỉ còn phần nền móng, tuy nhiên qua khảo cứu, các nhà khoa học cũng khẳng định đây là một chỉnh thể kiến trúc với quy mô rất lớn, hoành tráng với trình độ xây dựng và chế tác cao, bao gồm đầy đủ khu vực sân trước, tòa tiền tế, hàng cột đá và toà chính điện. Toàn bộ hệ thống kiến trúc này có niên đại từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX, trải qua nhiều lần tu bổ, khu đền mang những dấu ấn văn hóa của nhiều dân tộc trong vùng từ người Tày cổ đến người Dao, người Nùng... đồng thời cũng mang những đặc trưng kiến trúc của từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Qua điều tra, tìm hiểu, đoàn khảo cổ cũng nhận định: vị thần được thờ tại khu linh địa cổ Mẫu Sơn có tên là Lê Hùng Trần, đã có 3 đạo sắc phong. Tên chữ của vị thần là “ Đức Tôn thần công Tịnh, Quang Mậu Hùng Trấn, Đại vương Thượng đẳng phúc Thần”. Thần thuộc dạng Nhân thần trấn giữ núi Mẫu Sơn. Hằng năm, cư dân quanh vùng chân núi Mẫu Sơn vẫn hành hương vùng lãnh địa thiêng để tế lễ thần linh cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho đời sống của mình. Càng về sau, trải qua nhiều biến cố, do thiên nhiên tàn phá, đường sá đi lại khó khăn, người dân đã chuyển địa điểm thờ cúng đến nơi khác. Ngôi đền thiêng và những mộ cổ dần rơi vào cảnh hoang tàn, phế tích như hiện nay.."
       Đây là địa điểm du lịch tâm linh  mà tôi đã muốn đến thăm từ rất lâu rồi. Cuộc sống tha hương cầu thực làm cho mong ước đó hoãn đến tận bây giờ. trước đó đã tham gia cùng một nhóm các anh chị em chủ yếu là giáo viên trong Lộc Bình vag Na Dương. hẹn ngày đâu đó với tinh thần rất phấn khích....Ấy thế mà dự báo thời tiết trên tất cả các kênh đều báo có mưa và dông...hoãn. Cả nhà hoãn nhưng tớ không có hoãn nhé. kinh nghiệm cho thấy mưa rừng rất đáng sợ nhưng sau cơn mưa ta sẽ được chiêm ngưỡng những gì xứng đáng. mãn nhãn, tuyệt vời, max đẹp... đại loại thế.
      Và thế là hai anh em lên đường mà trong đầu không hề có cơn mưa đã được dự báo. từ lộc Bình vào Chi Ma ở cái cột mốc Chi Ma 6km rẽ trái vào đường đất đỏ dốc, đến phân trường Lặp Pịa.
Không đi bên trái, mà cũng không đi bên phải. chỗ này dễ bị nhầm đây. mình chọn đi thẳng và rẽ phải ngay sau đó, thế là vào nhánh mọi người ít đi. chạy thêm 1 km nữa thì để xe lại tại nhà dân.
. như thế này đã bõ công chưa ạ :D

Nhìn cũng có khác mấy tấm chụp sương sớm ở Mộc Châu đã làm mưa làm gió trên các diễn đàn đâu . Cho một tấm toàn cảnh để các bạn thấy độ rộng của nó. Cố gắng vớt vát chút gì còn lại trước khi sương tan. nếu đến sớm hơn mà không chén bát phở vịt đầy ự ở gần nhà thờ Lộc Bình thì chắc đã hơn.  Vì đi hướng mọi người ít đi nên phải xuyên qua rừng thông rậm rạp. lên đến bãi đấy bằng này là điểm hội tụ của hai con đường rồi đấy.Hoa xim đã nở đầy. hai tháng nữa thôi là làm một chuyến hái xim được rồi  
Đây là ngôi mộ lớn , những bia mộ còn đầy chữ Hán rõ nét không biết của  ai .
Đường  mòn  mà đi thôi. đỉnh núi mây phủ kín kia rồi. 
bông hoa nhỏ trên lối đi .
 Rừng rậm rạp hơn, tiếng đàn ve kêu hai bên như hàng ngàn chiếc kèn chĩa thẳng vào người đi đường, tiếng chim hót . cộng với tiếng thở :D vì đường dốc ngược đến 35 độ chứ ít ah
    Đằng sau văng vẳng tiếng một nhóm người dang đến gần, tưởng gặp đồng bọn cao hứng hú vang rừng hà hà hà. và nghĩ " éo sao họ đi nhanh thế, chắc toàn dân leo núi chuyên nghiệp đây" ấy thế mà không phải. một đoàn các anh chị đi lên núi chăn thả gia súc, đi theo là hai đứa trẻ, 
chấp nhận đi sau họ. chứ còn làm thao :D bước chân thoăn thoắt , đi ào ào qua trước mặt mà không đếm được mấy người. chắc tầm 8 người gì đó.

Bắt đầu lên dốc cao, gắt, ngay trên kia thôi là linh địa rồi.
cả đoàn nghỉ giải lao khi tới đoạn rừng thưa, 
tại vị trí này nhìn xuống thung lũng là một góc nhỏ Na Dương mờ ảo. nhà máy nhiệt điện vẫn nhả khói đều đều ngày đêm.
ngay cạnh sườn núi trống chỗ nghỉ giải lao là dòng suối cạn. nước vẫn róc rách chảy. Nhìn những tảng đá nhẵn thín thì có thể đoán được nước mưa dồn xuống mạnh cỡ nào. Bạn có thể đi hai đường tại vị trí này nhé. bên phải qua dòng suối đây là đường mòn, cũng dẫn lên bên phải linh địa nhìn từ dưới lên. Mình đi bên trái- con đường dốc và thẳng.
 Quả là không phí sức leo . Anh chàng được cưỡi trên đầu rùa đá khổng lồ của Mẫu Sơn. độ thật của nó các bạn có thể xem hình, kỳ diệu đến nỗi có cả mắt, mũi và tai. má thì rắn chắc căng thịt.
Lên trên vài bước chân thôi là thấy một cây Đỗ Quyên trắng duy nhất còn hoa. Cả rừng bạt ngàn Đỗ Quyên nhưng đã nở hết cả rồi....tiếc là không đi sớm hơn 2 tuần.
Chỗ cây Đỗ Quyên này nhìn sang trái tâm bức ảnh là một ngọn thác nhỏ. định bụng để chiều quay lại ghé thăm nhưng khi xuống thì không có lối mòn. cắt rừng đi thì oải. lại qua những đỉnh núi mà cây hai bên rậm rạp địa y bám đầy. 
Cây hai bên đường với những hình dáng quằn quại cong queo vì gió. để tồn tại một là phải cứng chắc, hai là thật dẻo dai.
 Đang chui lủi cúi đầu đi thì chợt vỡ òa vì đột nhiên mở ra một khoảng rừng trống.
 Hóa ra Linh địa đây rồi. Một khu vực có phạm vi diện tích khoảng 42.000m2 (dài 300m, rộng 140m) hiện ra . hai bên rừng Thứ sinh nhường lối không xâm phạm. phía sau là núi mẹ. hai bên là hai dòng suối nhỏ chảy ra từ núi Mẹ. 
Vấp ngay hòn đá có hình dáng như bàn chân phật trên rêu xanh.
 Quay đầu nhìn lại thì  mây mù đã đuổi đến nơi rồi. hai anh em nhanh chóng bỏ balo, dòn dẹp lại ban thờ, hoa trái của những người đi trước để lại lộn xộn, nước ngập tràn tất cả các đĩa, bát.
Thắp nén nhang mà chẳng cầu gì. Phật ở tại tâm. nếu thánh thần dễ " xin cho " như vậy hẳn là loạn . rất nhiều người đem theo gạch  và ghi tên tuổi địa chỉ...  Theo tâm nguyện của những người đi trước muốn phục dựng di tích. mỗi người theo một viên theo kiểu "kiến tha lâu cũng đầy tổ". cái này thì ủng hộ nhiệt liệt nhưng ghi tên tuổi địa chỉ để làm gì... để trẻ trâu đến khủng bố ah . hờ hờ, mình không chơi.
 đốt nhang xong thì mây từ chân núi ập lên.
Vẫn còn bậc cửa với cối xoay cửa.
 Mây mù nhanh chóng chiếm lĩnh.
Mốc tọa độ đã bong tróc không còn nhìn được kinh độ...106, vĩ độ 106.59162. cao độ 1190 so với mặt nước biển. tọa độ trên google map là  21.834513,106.983884
nền móng là những khối đá lớn
Ngồi chờ nhanh cháy hết, và ngớt mưa hai anh em nói chuyện  đông chuyện tây. thì phát hiện ra hòn đá kê cột nhà này vừa bị vỡ. không thấy dấu vết va đập.
 bên phía trên đền là hầm mộ đá có niên đại hàng ngàn năm được dựng dưới dạng hình hộp chữ nhật theo kiểu “trong quan, ngoài quách”, chủ nhân của những ngôi mộ này đến vẫn còn là một điều bí ẩn, tuy nhiên về mặt kỹ thuật chế tác từ những đường đục đẽo tinh sảo, mộng khít, vuông thành sắc cạnh, các nhà khoa học đã nhận định đây là di tích cự thạch loại hình Dolmen (hay trác thạch), loại hình mộ táng này nằm rải rác tại nhiều địa phương trong cả nước, trong khu vực Đông Nam Á và cả Châu Á. Hai ngôi mộ tại linh địa Mẫu Sơn có được xác định có niên đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XII và nhiều khả năng 2 ngôi mộ này được xây dựng để chôn cất những thủ lĩnh cao quý của tộc người Tày cổ ở Lạng Sơn. 
        Nhang cháy xong thì mây mù cũng tan theo. Hai anh em mò đường lên phía trên hy vọng có đường mòn dẫn lên đỉnh núi Mẹ
 
 cái cây cổ quái uốn lượn như rồng như rắn.
 Và thảm hoa gì, nhìn là liên tưởng đến Lavender.
Trúc , Sặt hay gì gì đó ken dày như thế này thì con đi làm sao đây. thập diện mai phục.
       Đoạn đường tiếp theo mới thật vi diệu. lần mò trong rừng thứ sinh nơi không có dấu chân người mà chỉ tràn ngập rêu xanh. trên nền đất. trên cây. cây mục thì nhiều vô kể , đổ xuống chắn lối. hai tay vén, vạch để đi nên không có minh họa bằng hình ảnh nữa.
Chỗ thoáng hơn như này
. lần xuống một con suối cũng ngập rêu xanh. leo lên trên thêm 100m thì mở ra một khoảng trống nữa. 
từ đây thấy núi Cha bị mây quấn .Và nó nhanh chóng tất cả  được điền bằng mây mù luôn.
 những khoảng trống luôn có vật nuôi ăn cỏ.



Trâu của trời đấy :D
 Và đây là bạn đồng hành của tôi.
 lúc này ngoài mù, mù và mây mù ra thì chẳng còn quan sát được gì, bóc lương khô ra ăn trưa, và hét vào không trung để nghe tiếng vang vọng kéo dài. trời càng tối do mây nặng trĩu nước lao vun vút qua. thôi mặc áo mưa và đi xuống thôi. Video bạn í cung cấp đây https://www.facebook.com/choatls/videos/1081234735271768/
Quay lại linh địa thì lại quang. có nắng. thế mới vi diệu chứ. nhìn sang bên núi cha. trời như muốn mưa?
 nhưng chỉ ở đó thôi. góc khác thì không nhé, có nắng kia kìa .
đây nữa.
 và đây nữa.
 Ấy thế mà đỉnh núi Cha mờ ảo trong mây mù kia thì lại khác.
    Xuống nhanh chân để tìm góc khác đẹp hơn ngắm Núi Cha. ngắm cái đỉnh nhọn hoắt như ngòi bút chì ấy.
chụp vội một bông Đỗ Quyên trắng còn sót lại.
 Anh ta thì mải mê săn tìm báu vật trên bãi cát .
Một sườn ngang với vị trí nghỉ giải lao ban sáng.

Đường về hun hút.
 Núi cha vẫn mây mù.
 Cha mẹ vẫn dành khoảng cách cho các con. già rồi mà. không ở kè kè bên nhau nữa nhưng vẫn bên nhau mãi như thế.
xuống thấp hơn nhìn thấy khoảng cách giữa Phặt Chỉ, Núi Cha, Núi Mẹ tương đương, lần lượt từ trái qua phải.

Hãy nhìn đỉnh núi và lượng sức mình. Tôi có một khát khao cháy bỏng- leo nó . đây chính là nóc nhà của Lạng Sơn 1541m. Phaxnipang của lạng Sơn là đây. nhìn từ trường  Lặp Pịa sang hướng Thán Dìu. 


Phặt chỉ, cha, mẹ với những thảm có xanh mơn mởn mời gọi. nằm trên đó ngủ một  giấc thì đáng sống rồi. nhìn lại lần nữa trước khi kết thúc hành trình tại đường vào Khuôn Van . Hẹn gặp lại trong hành trình núi Cha lần tiếp theo .